VỀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH - TÁC GIẢ NGÔ BÁ TIẾT
- PHẦN III - BÀI 24
Buổi
chiều, gạt mọi “chuyện đời” sang một bên, anh có quyền cho mình hưởng một chút
“ân huệ”: leo lên gác, vùi đầu vào thế giới sách. Nhưng tiếp tục thế nào đây,
phải có định hướng: trước mắt, những vùng trũng còn khiếm khuyết; còn tương
lai, phải chuẩn bị… Anh thấy, thiếu lớn nhất bây giờ là có người thầy thực sự.
Nhưng xót xa làm anh tự giày vò là những bước chân ban đầu quá ư gập ghềnh,
không có nền tảng vững chắc!
Khi
anh bước xuống gác, thì trời đã muộn. Ông già đứng gần bếp đang lau mồ hôi,
đoán được ý nghĩ chàng trai:
-Tối
nay có trăng, mình ăn cơm ở ngoài sân. Cậu lấy chai rượu chúng mình để dành bấy
lâu.
Cô
Lài bưng mâm, Gái bưng nồi cơm. Thấy vậy, Tôn đến đỡ tay giúp Gái. Mọi người lần
lượt ngồi vào, Tôn so đũa. Ông già bây giờ mới lên tiếng:
-Hôm
nay có cô Lài, thêm một người mới là thêm niềm vui. Tất cả chúng ta ngồi ăn
chung. Cậu Tôn rót rượu.
Có
một nét dễ lưu dấu ấn là khi vui hoặc có khách, ông già ăn tí chút mà chỉ ngồi
uống vài cốc rượu và cười. Ông cho đó là những “thời khắc thanh thản” mà ông
quý trọng. Nhưng tối nay, ông dành ít thời gian nói chuyện với Gái và cô Lài:
-Cháu
Gái còn vài tháng nữa, nên chú ý giữ gìn sức khỏe. Cô Lài giúp em, chuẩn bị
ngày đón em bé. Hai người còn chưa hiểu hết nhau, dần dần sẽ ổn thôi.
Ngồi
nghe tiếng nói nhỏ nhẹ, Tôn càng thấy cái tinh tế trong mắt nhìn của “ông già
phù thủy”. Ở với ông cũng đã khá lâu, thực ra anh chưa hiểu gì nhiều về con người
này: ông sống giản dị, rất đời thường. Có khía cạnh, ông nhìn sâu vào bản chất.
Đọc là chuyện thường ngày, nhưng thỉnh thoảng ông còn viết… Khi đến đây sống một
mình, ông đã trải qua những nghề gì, cuộc đời ra sao… chả ai biết được?
Người
đời thường kêu: “Rượu vào, lời ra”; nhưng với ông thì không. Đến cốc thứ tư,
ông ngồi xích lại gần Tôn:
-Đã
mấy tháng, cậu đọc có gì hay, chia sẻ với mình vài lời, biết đâu, có những điều
mà mình chưa nhận ra!
-Câu
hỏi quá bất ngờ, thật khó trả lời. Tiện khi bác “truy”, cháu muốn trở lại câu hỏi
mà “cái lần vui vui” đó.
-
“Cái trường tồn” nên hiểu như thế nào đây? Tôi đọc câu này, xưa, rất xưa mà không
cũ: “Alle Theoriem sind grau, nur die Lebensba**ume sind gru**n” (G.) –
“Tất cả mọi lí thuyết sẽ trở thành màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh
tươi” . Những bạo chúa xưa kia từng đi tìm “vị thuốc trường sinh”, làm gì có. Gọi
là qui luật cũng được: sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi… kết thúc. Mình đọc lịch
sử, ngắn nhất là triều Đinh, mười hai năm; dài nhất là triều Trần, hai trăm bảy
mươi tư năm. Này, cậu còn nghe tôi nói chứ?
-Thưa
bác, có những điều thú vị, mà bác né.
-Khi
năm mươi tuổi, nhìn lại, mới thấm thía nỗi niềm chua xót; cậu thấy cái “hiện tại”
này đang nằm trong “dòng chảy qui luật”: Nó bộc lộ tất cả cái xấu xa, thối nát.
Sự sụp đổ, chỉ còn là thời gian! À, mà này: tuần sau “lên đường” ư? Mình thấy,
cậu tìm được bạn…
-Tình
cờ thôi bác ơi. Chắc là có cái duyên, mà vợ chồng người xà ích trở nên thân thuộc.
-Ban
đầu, khi mới lên ngôi, giữa vua và dân, đồng sức, đồng lòng, lo toan việc nước.
Nhưng khi đã ngự trị trên ngai vàng rồi; cậu thấy đó: như ngồi trên chiếc kiềng
ba chân. Quyền lực bắt đầu tha hóa, phẩm hạnh bắt đầu tha hóa, trí tuệ bắt đầu
tha hóa. Con mọt tha hóa, gặm nhắm dần dần ba chân, thế là, báo hiệu ngày cáo
chung không cưỡng lại được! Khi cậu sống lại cuối thế kỷ hai mươi, “Cái ánh hào
quang” mà loài người ngưỡng mộ, cũng chỉ tồn tại bảy mươi năm là do con người
“nằm ngủ trên quá khứ”. Quyền lực như chất men. Người ta ngây ngất với nó bao
nhiêu, quay lại hại dân, phản nước bấy nhiêu. Đôi lúc mình hơi quá lời, phải
không cậu? Cậu đã có những chuyến đi, nhưng lần này phải rất tỉnh táo!
Chị
xà ích cho hai chú ngựa ăn cháo từ sớm, để cho nó dưỡng sức, nằm nghỉ. Hai anh
em uống nốt chén trà xanh, rồi đứng lên, đi ra. Cơm và nước chị đã buộc sẵn
trên xe. Anh ghé hỏi nhỏ Tôn rồi quay sang nói với chị như xin lỗi:
-Thôi,
mình cứ đưa vào nhà. Anh em chúng tôi, tiện đâu hay đấy.
Khi
xe họ chuẩn bị lăn bánh, chị nói như dặn hai người:
-Hôm
nay, mười bốn ta, anh em đi đứng cẩn thận!
Thế
là họ lên đường. Hai chú ngựa, chạy khỏe. Đến ngã ba, xe dừng lại. Một số người,
vừa ngồi vừa đứng. Tất cả, đều là dân tứ xứ, đi làm ăn xa. Trầm ngâm một lúc,
Tôn gợi ý, anh xà ích gật đầu. Hai người cho xe quay lại. Mới vào đến sân, chị
nhà chạy ra, có cái bóng mờ hiện rõ trên khóe mắt. Chị an ủi:
-Thôi,
để ngày mai.
-Anh
em chúng tôi phải đi xa, nên phải theo xe đường dài thôi.
///---///--- Hết bài thứ 24
Nguồn: Về một cuộc hành trình - Tác giả Ngô Bá Tiết
0 nhận xét:
Đăng nhận xét