VỀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH - TÁC GIẢ NGÔ BÁ TIẾT
- PHẦN III - BÀI 21
Ngày Chủ nhật, Tôn ăn vận như người khách đi chơi, tay không, không mũ nón, dọc
con mương, nước không trong như các suối ở miền núi, có mùi, rất khó phân biệt;
đi mải miết, tìm về hướng đông, trong suy
nghĩ thầm kín có một chút hy vọng nào đó… Vào đường đất sỏi, anh gặp vài ba người
địa phương, cùng đi. Dọc đường, người mỗi lúc một đông, dần dần hình thành như
con rồng uốn lượn trên ngọn đồi. Mặt trời vừa nhô lên, ánh sáng xòe ra như nan
quạt, nền trời xanh, in lên bầu trời, hình cây thánh giá. Nhà thờ ở đây không
nguy nga tráng lệ như dưới xuôi, trầm mặc mà uy nghiêm. Đông người đang đứng ở
sân, ăn mặc chỉnh tề, lần lượt đi vào nhà thờ, rất trật tự! Tôn đi sau bà lớn
tuổi, mặc đồ đen. Anh làm như mọi người, quỳ xuống; hai tay chắp trước ngực,
nhìn lên hình Đức Mẹ treo trên cao. Anh không biết hoàn cảnh Chúa ra đời như thế
nào, nhưng trải qua bao thế kỉ, hàng trăm triệu người ôm kinh Thánh vào ngực. Khi tiếng cầu kinh đồng loạt vang lên, lan tỏa… Chính
giây phút này, con người trở về với tấm lòng bình an. Tôn, lẩm nhẩm vài ba câu,
ngồi im một lúc, ở giữa không gian này, đâu là tâm linh chiêm nghiệm, đâu là lý
trí soi xét, đâu là những vòng tay “Các con hãy yêu thương nhau”. Cái ma lực
nào, làm con người say đắm hay mê muội?...
Có ai kéo, Tôn đứng dậy quay lại, đi ra phía cửa, anh hỏi một người tay
đang cầm sợi dây chuyền có đeo cây thánh giá:
-Vòng ra sau nhà thờ, xuống dốc, nhìn qua bên kia đồi, có mấy ngôi nhà, là
nơi có rượu rất ngon, không bán ra ngoài bao giờ. Chỉ một nhoáng, Tôn đã đến
chân tường cách ly, kéo nhẹ cánh cửa, may quá, không bị ai ngăn cản. Ngửi, biết
có mùi rượu, anh đến gần cửa sổ, trước mặt là giàn chưng cất rượu đồ sộ và phức
tạp; chỉ nhìn thấy lưng hai người phụ nữ. Họ đang hứng rượu vào chiếc bình khổng
lồ. Người nhỏ, cao, không phải; người kia… Tự nhiên mắt Tôn mờ đi, khó nhìn
quá… Mấy giây chầm chậm trôi qua, Tôn nhận ra mái tóc, đặc biệt, hình dáng tấm
lưng thẳng, không thể nhầm lẫn được. Anh mở lời, nhưng tiếng nói sao yếu ớt thế:
-Tôi muốn mua ít rượu!
Bất ngờ, hai người quay lại. Người lớn tuổi nói nhỏ với cô gái:
-Em ra đóng cửa lại!
Nét mặt thay đổi rất nhanh, từ xanh tái sang đỏ ửng, mở lời khô cứng:
-Làm sao mà tìm được?
-Em có muốn về không?
-Phải tốn tiền chuộc.
-Hai tuần nữa, anh quay lại!
-Đi ra, nhớ chào cô bé.
Như nhẩm từng bước chân, từ từ rời xưởng rượu, rất ư nặng nề, trí óc thì trống
rỗng. Câu hỏi đầu tiên và cũng chính anh phải trả lời: Gái đã lập gia đình, sắp
làm mẹ! Cuộc gặp lại lần này… với Tôn là cuộc gặp gì vậy: một ít bẽ bàng, một
ít xót xa, một niềm vui - dù là mơ hồ - chăng?
Đầu óc anh tỉnh tỉnh, mê mê… lạc vào bãi đất, trên đó củi, than… vứt bừa bộn.
Không biết đường đâu mà tìm nữa? Rồi phía sau lưng Tôn nghe tiếng hỏi:
-Muốn đi đâu, đây xin…
-Về Hà Bang.
-Hai hào, trưa đến.
-Nhớ an toàn!
Vượt qua mấy đoạn sỏi đá, thì “con ngựa thép” long bàn đạp:
-Bác yên tâm, chỉ năm phút thôi.
Loay hoay mãi, lưng người lái xe ướt đẫm mồ hôi, tội quá, Tôn rút tờ hai hào,
nhét vào túi anh ta.
-Không. Bác đừng khinh em. Trưa nay, bác sẽ về đến nhà, vào ôm “mẹ đĩ” hết
mệt ngay thôi mà!
Trong lòng Tôn, mệt mỏi chất chứa, dồn nén, đường trở về
khốn khổ vô chừng, cũng may, có cái anh chàng chạy xe này, dù sao cũng làm cho
không khí bụi đường không còn nằng nặng khó thở. Hai người thay nhau đạp, mệt
quá thì kể chuyện tiếu lâm, đường xa như rút ngắn lại. Gần đúng Ngọ thì tới
hàng cây, mỗi lần đi qua, anh dừng lại nghỉ:
-Cám ơn chú nhiều lắm!
-Sao bác cho nhiều thế, công chỉ chút ít thôi mà!
Hai người vỗ vai nhau rồi chia tay. Bây giờ mới sực nhớ:
không có gì làm quà cho ông già, xa đã mấy tuần. Bước cứ bước, nhưng lòng sao
áy náy. Đàng xa, đã thấp thoáng chiếc áo nâu. Hiểu được một phần tâm trạng, người
ở nhà đang mong anh về, xua hết… anh chạy như bay đến cầm tay:
-Mấy hôm nay cảm thấy nóng ruột: có thể gặp may nhưng rủi
ro cũng nhiều lắm. Cô ta bị bán cho bà chủ trông coi ở một đồn điền rất
lớn. Lòng cháu ngổn ngang trăm mối, cháu muốn bác giúp.
-Thôi
về nhà, nghỉ ngơi, ngày mai rồi hãy hay.
Ngày
hôm sau Tôn xuống xóm dưới, nhờ mấy người đàn ông lên giúp: hai người đi cắt
tranh, ba người đắp nền nhà; tiếp theo họ đi mua tre. Chưa hết hai tuần, nhà được
dựng lên, bên cạnh nhà cũ là “nhà chái”, nhà mới là “nhà lều”. Nhà dưới đặt
vuông góc với nhà trên. Buổi chiều, hai người cùng vào bếp. Tôn vò gạo nấu
cháo. Ông già làm thịt con gà trống. Đặt mâm chính giữa nhà lều, ông thắp hương
với cây đèn “hột vịt”. Đứng trước mâm cơm, đối diện với Tôn:
-Đây
là thời khắc thiêng liêng, bây giờ cũng như sau này, không bao giờ có thể quên
được. Cậu khấn vái ông, bà, tổ tiên phù hộ cho cậu, cậu đã là “người trưởng
thành”!
///---///--- Hết bài 21
Nguồn: Về một cuộc hành trình - Tác giả Ngô Bá Tiết
0 nhận xét:
Đăng nhận xét