Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

VỀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH - PHẦN II - BÀI 13

VỀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH - TÁC GIẢ NGÔ BÁ TIẾT
- PHẦN II - BÀI 13

VỀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH - TÁC GIẢ NGÔ BÁ TIẾT - PHẦN II - BÀI 13


Đò rời bến, có mấy người chèo, xuôi theo dòng nước nhè nhẹ trôi. Khách không đông. Tôn thu xếp chỗ cuối khoang, ngả lưng trên bao khoai khô. Đêm qua chỉ ngủ chút ít; thế mà bây giờ sao đầu óc tỉnh lạ thường. Lại một lần nữa ra đi. Nhưng lần này, khác với các lần trước - nhờ người này giúp đỡ, nhờ người kia cưu mang -  anh Bắc nghiêm nhưng mà mềm, ông Khắc nghiêm nhưng hơi cứng. Vào công việc, họ đi tới cùng, mỗi người có một điểm sáng… Lần này, bản thân phải tự làm. Trải dài qua ba tỉnh, sau hơn hai ngày trời - đò, xe, đi bộ - Tôn về cái nơi gọi là Đông Giang; một vùng bán sơn địa. Đông Giang không phải làng, không phải huyện; chạy dài như cánh cung: trên là Thượng Giang, giữa là Trung Giang, còn phía dưới là Bình Giang.

Với cái túi như mọi lần, với bộ đồ nâu bạc màu, Tôn lang thang qua mấy xóm, qua mấy làng. Ở đây có nhà thờ tương đối lớn, chiều chiều, rất đông con chiên đến đọc kinh, cầu nguyện. Phía dưới, ngôi chùa mới xây, tối tối nhiều Phật tử đến cúng, lễ. Cảnh thôn trang này, làm người ta hay nghĩ ngợi…

Nơi dừng lại đầu tiên là quán hớt tóc. Gọi là quán cho vui, chỉ cây tre, trên đầu buộc tấm nan cũng là tre để che nắng. Cái gương xù xì treo vào giữa thân cây. Tôn ngồi vào chiếc ghế vuông buộc thêm mấy sợi dây bố; cạnh đường từ chiếc cầu gỗ bắc qua con suối nhỏ đi vào chợ Bái - chợ xép thôi - nhờ hớt tóc và lân la hỏi chuyện. Ông thợ, dáng người vừa tầm, gầy; đi đôi guốc. Ông ta cầm chiếc kéo – bàn tay “xắp xắp” âm thanh như tiếng gõ liên tục phát ra. Ông nói rằng, gặp được người có thể nói chuyện, mà như tâm sự: Có biết một ít tiếng Pháp, còn chữ Nho, hiểu được trên văn bia, ở các câu đối… có thể giảng giải được cho Tôn nghe. Vui vui, ông kể thêm chuyện nữa: “Bao gi ngựa đá sang sông?”. Thế là những tìm hiểu ban đầu dần được sáng tỏ:

Ba cái nơi Giang đó, có ba “ông tổ nghề mộc”. Chốn này, nghề mộc là một môn nghệ thuât, hơn nữa là một “tôn giáo”. Nghề cha truyền, con nối. Chỉ con trai mới được học nghề. Người có am hiểu là người nhận biết được: bức chạm này - con hạc, con rồng… - trên tấm gỗ đó xuất xứ từ Giang nào; sản phẩm như chiếc trường kỷ, cái tủ thờ… mỗi Giang có một nét riêng, không lẫn lộn được. Con người đã thổi cái hồn Việt vào đó!

Ở đây, người ta không nhận dạy nghề cho người ngoài, đặc biệt những người mà họ không biết rõ nguồn gốc.

   

Mấy ngày nay, thời gian như chậm lại, “cái không khí” trống vắng không loãng đi chút nào. Ông Khắc cùng với Sửu di chuyển liên tục. Cần gì mà phải bươn chải; trong vườn, hoa màu, cây trái… làm gì mà không sống được cả năm!... Dần với chiếc quần cộc, áo mỏng tanh, đục, bào, cưa… không bao giờ ngơi tay. Gái đem bình nước lên, để cạnh:

-Cần gì, cứ gọi, chị ở sau nhà.

Ra vườn, chọn chỗ râm dưới gốc mít, Gái mở tập vở của Tôn gởi lại. Lựa lúc thư thả để đọc. Vở dày, độ mấy trăm trang. Rất cũ! Tôn ít dùng bút mực mà chỉ ghi bút chì, nhiều đoạn rõ; nhưng có trang rất khó đọc. Mấy trang đầu, những hình vẽ, kí hiệu toán… khó hiểu. Mấy trang nữa, chữ nghiêng nghiêng “ Bao giờ đá nổi, lông chìm… , tiếp là thơ: “Bóng tà như giục cơn buồn, khách đà lên ngựa, người còn… theo, dưới dòng nước chảy trong veo, bên cầu tơ liễu, bóng chiều thướt tha”. Không tìm được “đâu là quê hương, bố mẹ, gia đình”, đâu tình cảm người thanh niên? Một đoạn “học”, đến đoạn nữa “học” được nhắc lại. Gái thn thờ… Chuyện này càng khó hơn học toán lắm!

///---///--- Hết bài 13

Nguồn: Về một cuộc hành trình - Tác giả Ngô Bá Tiết

0 nhận xét:

Đăng nhận xét